PTU thuốc thuộc danh sách hàng đầu được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh trong quá trình điều trị các triệu chứng ở bệnh cường giáp. Giá thành của thuốc PTU tương đối rẻ và đem lại hiệu quả điều trị cực cao. Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuốc PTU với những thông tin bổ ích bên dưới nhé!
Khái niệm thuốc PTU là gì?
Để tìm hiểu được thuốc PTU là thuốc gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về công dụng mà thuốc PTU mang đến cho người bệnh. Thuốc PTU có tên là Propylthiouracil, được sử dụng cho người bệnh bị cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn tuyến giáp sản sinh dư thừa hormone tuyến giáp.
Bên cạnh đó, một vài chức năng khác của thuốc không được in trên bao bì nhưng đã được Bộ Y tế phê duyệt. Vì vậy, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc PTU trong một vài trường hợp. Người bệnh trước khi điều trị cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chỉ định của PTU thuốc
Trong các trường hợp như dưới đây, thuốc PTU được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng:
- Chức năng tuyến giáp gia tăng (cường giáp) không dung nạp Thiamazol hay là Methimazole;
- Trong điều trị nội khoa nhằm cải tiến hội chứng tăng chức năng tuyến giáp cho người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị bằng Iod phóng xạ hoặc cắt bỏ tuyến giáp;
- Điều trị cho bệnh nhân mắc nhiễm độc giáp và những cơn bão giáp trạng nguy hiểm đến tính mạng;
- Bệnh vảy nến ngoài da.
Chống chỉ định của thuốc PTU đối với người bệnh
Theo như hướng dẫn của Dược sĩ, những người bệnh mắc các tình trạng bệnh như sau không được sử dụng thuốc PTU. Đồng thời, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:
- Tiền sử bị viêm gan;
- Người bệnh từng mắc các bệnh lý về máu ở mức nặng (thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt,…);
- Bệnh nhân mắc chứng viêm mạch trong quá khứ;
- Tiền sử viêm thận;
- Người bệnh mẫn cảm với Propylthiouracil và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
>>> Xem thêm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh
Hướng dẫn sử dụng thuốc Propylthiouracil đúng cách
Thuốc PTU trên thị trường được bào chế dưới hình thức viên nén cùng hàm lượng tiêu chuẩn là 50mg. Liều lượng phổ biến mà bác sĩ thường kê cho người bệnh là 3 lần/ngày và uống cách nhau 8 tiếng đồng hồ.
Tuy vậy, liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh và được phân như sau:
- Ở người lớn trưởng thành mắc bệnh cường giáp có liều lượng: khởi điểm ban đầu ở liều cơ bản 100 – 150mg mỗi giờ. Trong các trường hợp hiếm thấy, bệnh nhân cần tăng liều lên đến 200 – 300mg mỗi 8 tiếng. Liều khởi đầu được giữ nguyên trong thời gian 2 tháng sau khi các triệu chứng bệnh được kiểm soát toàn bộ bởi thuốc;
- Đối với bệnh nhân mắc tình trạng tổn thương gan vì sử dụng rượu có liều lượng: tốt nhất nên điều trị với 100mg thuốc với tần suất 3 lần/ngày. Thời gian điều trị có thể kéo dài đến vài năm với tỷ lệ tử vong vì bệnh gan khi uống quá nhiều rượu;
- Liều lượng ở trẻ em mắc bệnh cường giáp tuân theo bảng sau:
Độ tuổi trẻ | Liều dùng | Thời gian giữa các lần uống | Lưu ý |
0 – 4 tuần | 5 – 10mg/kg | 8 giờ | |
1 – 12 tháng | 5 – 7mg/kg | ||
6 – 10 tuổi | 50 – 150mg | ||
Từ 10 tuổi trở lên | 150 – 300mg | ||
Liều duy trì | 1/3 – 2/3 liều ban đầu | 12 giờ | Bắt đầu sau 2 tháng điều trị với liều ban đầu và đạt hiệu quả cao |
Theo như lời khuyên của bác sĩ, người bệnh có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc không cùng vẫn an toàn. Thế nhưng, người bệnh nên sử dụng kèm với thức ăn và với 1 ly nước đầy khi uống cả viên thuốc nhằm giảm tình trạng kích ứng dạ dày.
Người bệnh nên ghi nhớ và sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc thời gian giãn cách không đúng quy định. Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ đạt tối đa khi sử dụng PTU thường xuyên.
Người bệnh có thể ngưng thuốc khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau 7 ngày điều trị. Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì gia tăng nguy cơ xảy ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
>>> Xem thêm: Thuốc Thyrozol là gì? Thuốc Thyrozol giá bao nhiêu
Tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng PTU thuốc
Trong một vài trường hợp điều trị với thuốc PTU, người bệnh có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ khó chịu. Những tác dụng phụ này được xếp vào 4 nhóm là: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và không xác định tần suất. Tác dụng phụ của thuốc PTU bao gồm:
- Đau bụng và nôn mửa;
- Xuất hiện cơn đau ở khớp và các cơ;
- Tóc gãy rụng;
- Chóng mặt và nhức đầu;
- Da tái nhợt, cơ thể rất dễ để lại vết bầm tím;
- Tình trạng chảy máu ở nướu răng hoặc chảy máu cam;
- Người suy nhược và yếu ớt;
- Cơ thể thường xuyên đau nhức;
- Bong da;
- Sốt;
- Phát ban trên da ở mức độ nhẹ;
- Vị giác suy giảm;
- Ho khan kèm theo đau họng;
- Những triệu chứng cúm;
- Thở khó;
- Rộp tình trạng nặng;
- Phát ban với làn da đỏ ửng;
- Một vài triệu chứng của các bệnh lý gan (mức nặng) như là ngứa, chán ăn, nước tiểu màu đậm, vàng mắt (hay vàng da), sốt nhẹ, buồn nôn, đau bụng và phân có màu giống đất sét.
Trước khi quyết định kê đơn cho bệnh nhân, bác sĩ cần phải cân nhắc giữa hiệu quả và lợi ích mang lại của thuốc Propylthiouracil mang đến. Người bệnh khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.
Đặc biệt, những trường hợp phản ứng dị ứng trầm trọng với các biểu hiện kèm theo như khó thở, phát ban da, ngứa hoặc sưng vùng cổ họng, mặt và lưỡi hay chóng mặt nghiêm trọng,… phải được phát hiện kịp thời nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng.
>>> Tham khảo: Carbimazol – Thuốc Kháng Giáp Tổng Hợp Và Những Điều Cần Lưu Ý
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc PTU
Theo như nhiều nghiên cứu chuyên sâu, thuốc Propylthiouracil có khả năng gây độc đối với gan. Do đó, trước khi quyết định điều trị, người bệnh cần được biết về nguy cơ tổn thương gan nặng bởi thuốc. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ xuyên suốt 6 tháng điều trị.
Các chỉ số đánh giá chức năng của gan như Alkaline Phosphatase, AST, ALT hay Bilirubin có thể phản ánh không chính xác tình trạng tổn thương gan vì sử dụng thuốc PTU. Lý do là vì các triệu chứng thường không có triệu chứng ban đầu và diễn ra nhanh chóng.
Người bệnh cần dừng thuốc và lập tức thông báo cho bác sĩ điều trị khi thấy nguy cơ tổn thương gan với các triệu chứng: suy nhược, buồn ăn, ngứa phát ban, phân màu nhạt, đau khớp, buồn nôn, người yếu đi, bụng đau, đau ở hạ sườn phải, dễ bầm tím, nước tiểu sẫm màu, đầy hơi và đặc biệt là những triệu chứng này xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị.
Bệnh nhân cũng cần phải ngưng thuốc Propylthiouracil ngay lập tức khi nhận thấy sự phát triển của các triệu chứng này. Bệnh nhân cần được xác định mức độ tổn thương gan thông qua việc xác định hình thái cấu trúc tế bào gan cũng như chức năng gan.
Người bệnh điều trị bằng thuốc PTU phải được theo dõi chặt chẽ và thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu xuất hiện dấu hiệu đặc biệt gồm: phát ban da, đau đầu, đau họng, ớn lạnh, sốt hay toàn thân khó chịu vì tình trạng mất bạch cầu hạt trong khi dùng Propylthiouracil thường thấy ở khoảng thời gian đầu điều trị.
Tình trạng giảm tiểu cầu, bạch cầu hoặc đi kèm thiếu máu không tái tạo (toàn thể huyết cầu giảm) cũng có khả năng diễn ra. Lúc này, bác sĩ cần đếm số lượng bạch cầu và thực hiện công thức bạch cầu cho bệnh nhân bị viêm họng hoặc sốt hoặc xuất hiện những triệu chứng khác trong quá trình sử dụng thuốc.
Nguy cơ mất bạch cầu hạt sẽ tăng lên theo độ tuổi của người bệnh. Vì thế, bác sĩ cần phải thật cẩn thận khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân hơn 40 tuổi. Việc sử dụng thuốc PTU kèm các thuốc khác có thể dẫn đến tình trạng mất bạch cầu hạt và làm tăng mức độ bệnh.
Qua đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng thiếu máu không tái tạo, giảm bạch cầu hạt, phản ứng ANCA (Antineutrophil Cytoplasmic Antibody) viêm mạch dương tính, viêm phổi kẽ, viêm gan, nghi ngờ viêm tróc da, sốt cần ngưng thuốc và xác định các chỉ số tủy xương.
Phụ nữ có thai
Thuốc PTU có thể đi qua nhau thai và gây độc hại cho thai nhi gây ra tình trạng suy giáp và bướu giáp bẩm sinh cho thai nhi. Khi bắt buộc dùng thuốc, bác sĩ cần điều chỉnh liều một cách cẩn trọng với liều dùng vừa đủ và không quá cao.
Thuốc Propylthiouracil được các bác sĩ khuyên dùng trong thời kỳ đầu thai kỳ nhằm giảm nguy cơ gây độc ở gan và nên dùng Methimazole thay thế khi thai kỳ đến giai đoạn giữa hoặc cuối kỳ.
Phụ nữ cho con bú
Theo như nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, thuốc PTU đi vào sữa với hàm lượng cực kỳ nhỏ nên không gây ra những phản ứng nghiêm trọng ở trẻ.
Vận hành thiết bị và lái xe
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ một tài liệu hay thống kê nào phản ánh sự ảnh hưởng của Propylthiouracil đến khả năng vận hành máy móc hoặc lái xe.
Tương tác thuốc PTU
Tác dụng của thuốc Propylthiouracil có thể bị giảm sút bởi tình trạng tương tác thuốc hay gia tăng mức độ của các triệu chứng tác dụng phụ. Người bệnh tốt nhất nên khai báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc đang sử dụng gồm cả Vitamin, sản phẩm thảo dược, thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc PTU không được tự ý bắt đầu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ cũng như thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng bất kể loại thuốc đang sử dụng nào. Dưới đây là những loại thuốc có thể tương tác với Propylthiouracil:
- Anisindione;
- Phenindione;
- Warfarin;
- Acenocoumarol;
- Dicumarol;
- Phenprocoumon
>>> Tìm hiểu: Khái niệm định lượng Anti Tg là gì? Tg tăng cao có nguy hiểm không?
Tình trạng quên liều và quá liều Propylthiouracil
Cách xử lý tình trạng quá liều
Người bệnh quá liều Propylthiouracil gây tăng ADR với các dấu hiệu đau thượng vị, nôn, buồn nôn, sốt, nhức đầu, phù, giảm toàn thể huyết cầu và ngứa. ADR nghiêm trọng nhất chính là mất bạch cầu hạt do quá liều hoặc xảy ra viêm gan và viêm da tróc.
Người bệnh quá liều PTU cần được hỗ trợ điều trị các triệu chứng kịp thời. Trong trường hợp cấp tính, cần rửa dạ dày hoặc gây nôn cho người bệnh. Khi người bệnh hôn mê, bị mất phản xạ nôn hoặc có cơn động kinh, bác sĩ có thể đặt ống nội khí quản có bóng bơm phồng để tránh hít phải chất nôn và rửa dạ dày cho người bệnh.
Bác sĩ tiến hành áp dụng liệu pháp thích hợp, có thể kèm theo truyền máu tươi toàn bộ và thuốc chống nhiễm khuẩn khi xuất hiện biểu hiện suy tủy. Nếu người bệnh kèm theo viêm gan thì cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh có thể điều trị cùng với thuốc an thần, giảm đau và truyền dịch tĩnh mạch.
Xử trí quên liều
Theo như lời khuyên của chuyên gia, người bệnh quên liều cần uống thuốc ngay tại thời điểm vừa nhớ ra. Tuy vậy, nếu thời gian nhớ ra cận kề liều kế tiếp thì hãy sử dụng liều tiếp theo đúng như dự định ban đầu và bỏ qua liều đã quên.
Người bệnh không nên uống gấp đôi liều lượng trong một lần uống để bắt kịp liều đã bỏ quên. Trường hợp này cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để nắm được những thông tin hữu ích nhất.
Giá thuốc PTU 50mg trên thị trường là bao nhiêu?
Sản phẩm thuốc Propylthiouracil chịu trách nhiệm sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Giá thuốc PTU 50mg đang được bày bán tại các quầy thuốc trên thị trường hiện tại là 120.000 VNĐ và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hiệu thuốc, nhà thuốc khác nhau.
Bảo quản thuốc PTU theo quy định
Người bệnh nên bảo quản thuốc PTU trong nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Nên để thuốc tránh xa những nơi ẩm thấp hoặc ngăn đá, tránh xa ngọn lửa và nguồn nhiệt.
Tùy vào từng loại thuốc riêng biệt sẽ có cách bảo quản khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên đọc hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì hay hỏi trực tiếp dược sĩ. Thuốc Propylthiouracil nên để cách xa tầm tay của trẻ em và thú cưng được nuôi trong nhà.
Khi thuốc đã hết hạn sử dụng hay bị hư hại và không sử dụng được nữa, các bạn không nên tự tiện vứt bỏ mà nên xử lý đúng quy trình. Tuyệt đối không được vứt thuốc vào môi trường thông qua Toilet hoặc ống dẫn nước ngoại trừ được yêu cầu.
Cách an toàn nhất là các bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ và các công ty môi trường địa phương về phương pháp tiêu hủy thuốc. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường sống của bạn và con cháu chúng ta sau này.
Lời Kết
Trên đây là tất cả thông tin về PTU thuốc mà độc giả có thể tham khảo. Đây là một trong những liệu pháp điều trị cường giáp phổ biến, được nhiều bác sĩ áp dụng và có hiệu quả cao nhất hiện nay.
Ngoài ra, những thông tin về liều lượng, tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc giới thiệu trong bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.