Huyết áp là do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch tạo ra, có vai trò đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Nhiều người cho rằng huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhưng trên thực tế, tụt huyết áp ở người trẻ cũng rất cần được quan tâm.
Thế nào là huyết áp thấp? Huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp có nguy hiểm như tăng huyết áp không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này để biết thêm nhiều thông tin bổ ích!
Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu và nó được xác định bằng cách đo huyết áp theo đơn vị mmHg. Huyết áp có hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Chỉ số trên, chỉ huyết áp khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương: Chỉ số dưới, chỉ huyết áp khi tim thư giãn.
Huyết áp thấp sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg, kết quả được đo khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
Ví dụ: Theo WHO, trạng thái có lợi nhất cho tim mạch khi đo có chỉ số huyết áp 100/60 mmHg, trong đó:
- Huyết áp tâm thu: 100.
- Huyết áp tâm trương: 60.
Theo định nghĩa tăng huyết áp, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg. Dễ hiểu hơn, chỉ số huyết áp < 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu, còn chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.
Nhiệt độ lạnh gây co mạch, thuốc co mạch hoặc thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn,… là những lý do làm huyết áp tăng lên. Môi trường có nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hay dùng thuốc giãn mạch,… có thể gây hạ huyết áp.
Thực tế, huyết áp vào ban ngày thường có xu hướng cao hơn ban đêm. Huyết áp tối thiểu thấp vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tụt huyết áp sau khi ăn từ 30 – 60 phút đã chiếm hơn 70% các trường hợp bị huyết áp thấp. Đặc biệt là lúc căng thẳng thần kinh, áp lực, stress hay sau khi vận động thể lực gắng sức đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, lúc cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn thì huyết áp sẽ hạ xuống.
Một người khỏe mạnh khi đo thấy chỉ số huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bác sĩ chẩn đoán nhịp tim chậm huyết áp thấp, bệnh nhân cần phải theo dõi thường xuyên và điều trị, đặc biệt đối với người già, người bệnh mạn tính.
Do máu không đủ đến tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể vì thế mà huyết áp thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao huyết áp thấp?
Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp nhịp tim nhanh như:
- Do di truyền.
- Do sống ở vùng núi cao.
- Mất máu nhiều.
- Mất nước kéo dài: Do không uống đủ nước, tiêu chảy, nôn ói, đổ mồ hôi nhiều.
- Do suy giảm chức năng tim.
- Hệ thống thần kinh thực vật không thể tự điều chỉnh.
- Suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nhược giáp), thiếu hụt hoocmon của tuyến giáp.
- Bệnh tiểu đường.
- Hạ đường huyết.
- Do kiệt sức hoặc cảm nhiệt.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị: Thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc trị Parkinson,…
- Stress, căng thẳng kéo dài.
- Môi trường ô nhiễm.
- Lạm dụng độc chất.
- Béo phì, suy dinh dưỡng,…
Bên cạnh đó, bệnh huyết áp thấp có thể có thể đi kèm với một tình trạng khác như:
- Bệnh tiểu đường.
- Parkinson
- Suy tim.
- Loạn nhịp tim.
- Phì đại.
- Giãn nở các mạch máu.
- Bệnh gan,…
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn so với giới trẻ. Bên cạnh đó, huyết áp có thể giảm đột ngột do:
- Do xuất huyết.
- Do hạ thân nhiệt.
- Cơ thể bị sốc nhiệt.
- Nhiễm trùng máu.
- Phản ứng quá mẫn.
>>> Xem thêm: Tim Thai Yếu Tháng Cuối Và Những Điều Cần Đặc Biệt Lưu Ý
Liệu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp được ví như “sát thủ thầm lặng” vì nó không có nhiều triệu chứng rõ rệt nên mọi người thường chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, đến khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu để lâu không điều trị, hậu quả của huyết áp thấp sẽ vô cùng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Người bệnh bị choáng.
- Ngất xỉu.
- Chảy máu vết thương.
- Cơ thể mất nước.
- Tiêu chảy.
- Nôn mửa.
- Nhiễm trùng nặng.
- Đột quỵ.
- Teo não.
- Suy giảm trí nhớ.
- Tăng nguy cơ suy tim.
- Rối loạn nhịp tim.
- Thiếu máu cơ tim.
- Nhồi máu cơ tim.
- Sốc: tái nhợt, vã mồ hôi, mạch yếu, thở nông, lú lẫn, hôn mê…,
Một số hậu quả khác:
- Suy thận.
- Giảm ham muốn tình dục.
- …
11 triệu chứng tụt huyết áp phổ biến
- Hoa mắt chóng mặt.
Thường xuất hiện khi: Đột ngột thay đổi tư thế đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm (Gọi chung là hạ huyết áp thế đứng).
- Đau đầu, mê sảng.
- Ngất.
- Giảm tập trung.
- Mờ mắt.
- Buồn nôn.
- Da nhợt nhạt.
- Tim đập, nhịp thở nhanh.
- Mệt mỏi.
- Trầm cảm.
- Cảm giác khát.
>>> Tham khảo: Xét nghiệm Tropoin T – Phương pháp phát hiện, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Cách phòng bệnh huyết áp thấp như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi huyết áp thấp nên làm gì cũng như làm sao để cải thiện triệu chứng của bệnh, mọi người nên:
- Hạn chế thức khuya.
- Giữ ấm cơ thể khi ngủ.
- Hạn chế ra ngoài môi trường có nhiệt độ cao.
- Khi muốn thay đổi tư thế, bệnh nhân cần vận động từng bước một, không nên làm đột ngột và nên duy trì việc vận động nhẹ nhàng.
- Kê gối thấp đi ngủ.
- Đối với người > 50 tuổi: Cần theo dõi huyết áp thường xuyên.
Huyết áp có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó, để sức khoẻ tránh khỏi bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhất chính là phòng ngừa bệnh. Mọi người có thể phòng ngừa huyết áp thấp bằng những cách sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
- Người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường từ 10-15g muối mỗi ngày.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt không được bỏ bữa sáng.
- Để ngăn ngừa huyết áp đột ngột giảm, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột (Khoai tây, gạo, cháo, nui, bánh mỳ,…).
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa các thành phần như protein, vitamin C, vitamin B trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp như: Cà phê, nước chè, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, gừng,…
- Hạn chế dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: Rau cải, râu ngô, dưa hấu,…
- Uống nhiều nước.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn.
>>> Đọc thêm: Tăng áp phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị
Chế độ sinh hoạt
- Sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
- Ngủ đủ giấc từ 7-8h/ngày.
- Tư thế cho người bị huyết áp thấp: Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
- Nên tắm nước nóng.
- Giữ tinh thần lạc quan.
- Luôn vui vẻ, tích cực.
- Tránh xúc động mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn chán.
- Tập thể dục thể thao 10 – 15 phút/ngày: Đi bộ, cầu lông, bóng bàn.
- Tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt: Nhào lộn, nhảy, điền kinh và không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ cao.
Thuốc trị huyết áp thấp
Nếu các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt không đem lại hiệu quả, bệnh nhân bị tình trạng nặng có thể tham khảo sử dụng thuốc tây có tác dụng tăng huyết áp cho người huyết áp thấp để kiểm soát huyết áp.
Người bị huyết áp thấp nên uống thuốc gì? Dưới đây là các nhóm thuốc Tây đặc trị huyết áp thường dùng:
Midodrine
Liều: 2.5 – 10mg x 2 – 3 lần/ngày, tối đa không quá 40 mg/ngày.
Tác dụng phụ:
- Tăng huyết áp khi ngủ.
- Ngứa.
- Ớn lạnh.
- Bí tiểu.
- Nổi da gà.
- Rối loạn tiêu hóa.
Chống chỉ định với người:
- Bệnh tim nặng.
- Suy thận.
- Tăng huyết áp.
- Cường giáp.
- Khó tiểu.
Fludrocortison
Liều bắt đầu: 0.05mg/ngày, có thể tăng lên đến 0.2 mg/ngày. Hiệu quả sau 5 – 7 ngày.
Tác dụng phụ:
- Hạ kali máu.
- Phù, tăng huyết áp.
- Suy tim.
- Đục thủy tinh thể.
- Tăng nhãn áp.
- Nhược cơ.
- Loãng xương.
- Hội chứng cushing.
- Tăng áp lực nội sọ.
- Ban đỏ.
- Rối loạn tâm thần,…
Heptaminol
Tác dụng phụ:
- Đau dạ dày.
- Nhịp tim đập
- Tăng huyết áp.
- Trống ngực.
- Buồn nôn…
Chống chỉ định với người:
- Phù não.
- Huyết áp cao.
- Cường giáp.
- Động kinh.
- Trầm cảm IMAO.
Droxidopa
Tác dụng phụ:
- Tăng huyết áp khi nằm.
- Nhức đầu.
- Buồn nôn.
Ephedrin
Tác dụng phụ:
- Mất ngủ.
- Lo lắng.
- Lú lẫn.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Trống ngực.
- Có thể gây nghiện thuốc.
Chống chỉ định với người:
- Đau thắt ngực.
- Suy tim.
- Tiểu đường.
- Cường giáp.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Người cao tuổi.
Pyridostigmine
Tác dụng phụ:
- Nôn.
- Yếu cơ.
- Tiểu không tự chủ.
- Nhịp tim chậm.
- Co thắt phế quản.
- Co đồng tử.
- Tăng huyết áp.
- Tăng tiết dịch.
- Khó ngủ.
- Đau bụng.
Lưu ý:
- Sử dụng thuốc chữa huyết áp thấp có thể gây ra tác dụng phụ.
- Sử dụng thuốc cần được kê theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể.
>>> Đọc thêm: Trầm cảm sau sinh là gì? “Sát thủ ” âm thầm không nên chủ quan
Một số câu hỏi về huyết áp thấp khi mang thai
1. Chỉ số huyết áp bà bầu bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp bình thường của mẹ bầu khi mang thai thường là 140/90 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp 90/60 mmHg khi mang thai sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp.
2. Các bà bầu huyết áp thấp có sao không?
Bà bầu bị huyết áp thấp rất nguy hiểm vì có thể gây ra các cơn choáng váng hay ngất xỉu khiến mẹ không kiểm soát được mà té ngã, có thể va đập mạnh, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Không chỉ vậy, huyết áp thấp còn gây ra sốc và tổn thương nội tạng. Khi máu nuôi không được vận chuyển bình thường sẽ khiến em bé dễ bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
3. Dấu hiệu tụt huyết áp ở bà bầu là gì?
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt là triệu chứng lâm sàng đặc trưng nhất của chứng huyết áp thấp. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị tụt huyết áp còn có một số dấu hiệu khác như:
- Chóng mặt mờ mắt.
- Vã mồ hôi.
- Da xanh tái.
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Khó thở, thở nhanh.
- Ngất xỉu.
4. Ăn gì để tăng huyết áp cho bà bầu?
Huyết áp thấp thường gây ra nhiều vấn đề bất cập trong cuộc sống và có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Vì thế, việc bà bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì vô cùng quan trọng. Các loại thực phẩm dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho các bà bầu huyết áp thấp nên ăn gì tốt nhất:
- Thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12: Gan lợn, gan gà,…
- Trứng gà.
- Các loại họ đậu.
- Bông cải xanh.
- Rau củ.
- Trái cây.
- Nho khô.
- Hạnh nhân.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên ăn các loại thực phẩm như:
- Món ăn nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm có tính lạnh.
- Cà chua.
- Mướp đắng.
- Hạt dẻ nướng.
- Sữa ong chúa.
- Rễ cam thảo.
5. Tụt huyết áp khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Như chia sẻ ở trên, tụt huyết áp trong giai đoạn thai kỳ rất nguy hiểm. Các thắc mắc về mẹ bầu bị ngất có ảnh hưởng đến con không thì câu trả lời là có. Huyết áp thấp có thể làm mẹ bầu ngất xỉu do thiếu oxy truyền lên não cùng các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.
Nếu mẹ bầu không may bị ngất xỉu khi vận động hoặc tham gia giao thông có thể khiến cơ thể đe dọa tới tính mạng và làm tăng nguy cơ sảy thai. Đôi khi, tụt huyết áp còn gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, xuất huyết khi sinh con. Do đó, làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc tăng khả năng sinh non hoặc thiếu cũng.
Vì những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng mà tụt huyết áp gây ra, các mẹ bầu trong thời gian mang thai nên chú ý đến sức khoẻ và thăm khám định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Lời kết
Bất cứ một bệnh lý nào cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời, huyết áp thấp cũng vậy. Mỗi người cần chú trọng đến chỉ số của cơ thể, khám sức khỏe định kỳ và đừng quên bổ sung thêm kiến thức để có thể kịp thời phát hiện ra biến chứng huyết áp thấp nhằm phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hy vọng bài viết Huyết áp thấp là bao nhiêu đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích đến mọi người. Cảm ơn mọi người đã đọc bài!