Xuất huyết tiêu hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. Xuất huyết tiêu hóa cao là một cấp cứu nội và ngoại khoa nên khi mắc bệnh đã có rất nhiều người lo lắng.
Tuy nhiên với sự phát triển tiến bộ của Y học hiện đại, việc điều trị xuất huyết tiêu hóa nay đã đơn giản hơn nhiều. Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu ở bài phân tích dưới đây!
Bị xuất huyết tiêu hóa cao là bệnh gì?
Xuất huyết đường tiêu hóa là một triệu chứng xảy ra ở đường tiêu hóa bị chảy máu do một tổn thương nào đó, cụ thể ở:
- Thực quản.
- Dạ dày.
- Ruột non.
- Tá tràng.
- Ruột già.
- Ruột kết.
- Trực tràng.
- Hậu môn.
Về phần tiêu hóa cao sẽ bao gồm các bộ phận:
- Thực quản.
- Dạ dày.
- Tá tràng.
Xuất huyết tiêu hoá cao là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá và đi vào trong ống tiêu hoá. Người bị xuất huyết tiêu hóa cao được xếp vào loại cấp cứu nội và ngoại khoa, bệnh nhân sẽ nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Trên thực tế, xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiêu hóa:
- Nếu xuất huyết xảy ra trong thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng): Xuất huyết tiêu hóa trên.
- Nếu xuất huyết ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn: Xuất huyết tiêu hóa dưới.
Việc xác định vị trí xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ngăn ngừa tử vong. Vì vậy, việc cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao cần diễn ra nhanh chóng và kịp thời.
Các triệu chứng tiêu biểu của xuất huyết tiêu hóa trên là gì?
Việc nhận biết các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa còn phụ thuộc vào vị trí và mức độ của chảy máu. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa cao:
Nôn ra máu tươi
Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy vào từng vị trí giải phẫu và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau:
- Số lượng máu: Từ vài chục ml đến lít.
- Màu sắc: Đỏ tươi, đỏ hồng hoặc nâu sẫm do lẫn dịch tiêu hoá và thức ăn.
- Tính chất: Có thể nôn ra máu tươi ra ngoài mới đông, vón thành cục hoặc có thể là các gợn đen.
Đi ngoài ra máu
- Màu sắc khi đi đại tiện: Máu đỏ tươi, phân đen.
- Mùi tanh.
Người trưởng thành trung bình sẽ có khoảng 4-4,5 lít máu. Khi mất trên 20% thể tích máu, cơ thể người bệnh sẽ bị:
- Tím tái.
- Da lạnh.
- Mạch thở
- Huyết áp giảm < 90mmhg.
Mất máu
Triệu chứng thường gặp:
- Hoa mắt.
- Chóng mặt.
- Người yếu ớt.
- Xanh xao.
Nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới các tình trạng nguy hiểm:
- Ngất xỉu.
- Tụt huyết áp.
- Khó thở,…
Đau vùng thượng vị
- Đau dữ dội và đột ngột.
- Đồng thời, có cảm giác bụng cồn cào, nóng rát.
- Mệt lả sau uống A
Thay đổi thời tiết
Khi thời tiết có sự thay đổi hoặc khi làm việc gắng sức bỗng thấy hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn và nôn.
>>> Tham khảo ngay: Chướng bụng dưới có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị
Các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa cao cần được chú ý
Xuất huyết đường tiêu hóa cao thường có các biểu hiện bao gồm:
- Phân lẫn máu, sẫm màu.
- Lau giấy có dính máu.
- Nôn ra máu.
- Xanh xao.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi.
- Đau ngực.
- Đau bụng.
- Vã mồ hôi.
- Chân tay yếu.
- Tụt huyết áp, ngất xỉu.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao hiện nay
Chẩn đoán các mức độ xuất huyết tiêu hóa
Để chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp:
- Thực hiện xét nghiệm: Công thức máu, chức năng gan, thận và các xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu máu.
- Nội soi đường tiêu hoá: Nội soi dạ dày hoặc nội soi toàn bộ đại tràng.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch máu: Xác định một mạch đang bị chảy máu.
- Kiểm tra phân.
- Rửa dạ dày: Xác định xuất huyết ở đường tiêu hóa cao hay thấp.
- Nội soi ruột non.
- Chụp X quang.
- Chụp mạch máu.
- Mở bụng thăm dò.
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
- Nôn ra máu.
- Đại tiện phân đen.
- Đại tiện ra máu nâu đỏ.
- Chảy máu nhiều.
- Tụt huyết áp.
- Sốc do mất máu.
- Da xanh niêm mạc nhợt.
- Đột ngột choáng ngất.
- Đau bụng thượng vị.
Cận lâm sàng
- Huyết sắc tố giảm.
- Hematocrit giảm.
- Rối loạn đông máu.
- Hồng cầu giảm.
- Xét nghiệm nhóm máu.
Chẩn đoán nguyên nhân
Nội soi có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân trong phần lớn các trường hợp, tuy nhiên trong một số trường hợp nội soi không phát hiện ra được nguyên nhân.
+ Loét dạ dày – tá tràng.
+ Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
+ Viêm dạ dày – tá tràng.
+ Hội chứng Mallory- Vveiss:
- Do bị rách niêm mạc vùng nối thực quản dạ dày gây ra.
- Do nôn nhiều nguyên nhân.
- Do uống rượu.
+ Ung thư dạ dày.
+ Chảy máu đường mật:
- Các triệu chứng: Vàng da, sốt.
- Chảy máu đường mật.
- Sỏi mật.
- Tổn thương sán lá gan lớn,…
+ Polyp dạ dày.
+ Ung thư thực quản.
+ Dị dạng mạch máu.
+ Tổn thương Dialeutoy.
+ Giãn mạch vùng hang vị dạ dày (GAVE).
+ Osler – VVeber – Rendu: Dị dạng mạch màu đỏ trên da hoặc niêm mạc miệng.
+ Hội chứng Blue ruber bled vevus: Dị dạng mạch màu xanh thẫm trên dạ dày.
>>> Đọc thêm: Bệnh rung nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị rung nhĩ bệnh học
Tìm hiểu phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên Bộ Y Tế
Phác đồ cấp cứu
- Để người bệnh nằm đầu ở tư thế thấp, thở oxy mũi 2 – 6 l/phút.
- Đối với trường hợp có nguy cơ trào ngược vào phổi, suy hô hấp, rối loạn ý thức: Cần đặt nội khí quản trước.
- Tiếp theo, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch, ống thông tiểu, ống thông dạ dày.
- Rửa sạch máu trong dạ dày rồi làm xét nghiệm, điện tim và hồi phục thể tích, chống sốc.
- Truyền NaCl 0,9 % hoặc Ringer lactat, truyền dung dịch keo sau khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương mà người bệnh còn sốc.
- Đối với người bệnh xuất huyết tiêu hóa cao do vỡ tĩnh mạch thực quản: Không nên nâng huyết áp quá cao.
- Đối với bệnh nhân có bệnh nền về tim mạch: Theo dõi mạch, huyết áp, phổi.
- Đối với trường hợp bị rối loạn đông máu: Sử dụng huyết tương tươi đông lạnh hay khối tiểu cầu.
Phác đồ điều trị
Trong Guideline xuất huyết tiêu hóa chủ yếu tuân theo nguyên tắc:
- Bảo vệ đường hô hấp.
- Bù dịch.
- Truyền máu.
- Kết hợp dùng thuốc.
- Nội soi hoặc nút mạch.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hoá cao, mà từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:
+ XHTHC do loét dạ dày – tá tràng:
- Sử dụng phương pháp nội soi can thiệp kết hợp thuốc ức chế bài tiết dịch vị Omeprazole tiêm đường tĩnh mạch 80mg.
- Trường hợp người bệnh chảy máu kéo dài, không thể thực hiện điều trị nội soi: Phẫu thuật.
+ XHTHC do bị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản:
- Nội soi can thiệp.
- Sử dụng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch chủ.
+ XHTHC do viêm dạ dày tá tràng cấp:
- Cắt bỏ yếu tố Omeprazole.
- Kết hợp truyền tĩnh mạch.
Đối với trường hợp nặng, người bệnh chưa thể nội soi để xác định nguyên nhân hoặc không thể phân biệt được nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao thì:
- Truyền dịch và máu.
- Truyền tĩnh mạch.
- Kết hợp thuốc ức chế bài tiết dịch vị + thuốc giảm áp lực tĩnh mạch chủ.
Một số biến chứng của xuất huyết tiêu hóa cao
Xuất huyết tiêu hóa cao nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác, chẳng hạn như:
+ Thiếu máu mãn tính
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu huyết sắc tố và hồng cầu, gây ra các hội chứng thiếu máu mãn tính. Các triệu chứng của hội chứng thiếu máu thường gặp, bao gồm:
- Đau ngực.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi.
- Suy nhược.
- Nhức đầu.
- Khó thở.
- Tinh thần không minh mẫn.
- Kém tập trung.
- Giảm năng suất lao động, làm việc và học tập.
+ Thiếu máu cấp tính
Trong trường hợp mất máu nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim. Các dấu hiệu mất máu cấp tính có thể thấy như:
- Da lạnh và xanh.
- Vã mồ hôi.
- Đầu óc lú lẫn.
- Dễ bị kích động.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Thở nhanh.
- Mất ý thức.
+ Sốc – Tử vong
Chảy máu cấp tính có thể làm tổn thương các cơ quan và gây ra tình trạng suy nội tạng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sốc còn có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc điển hình như:
- Huyết áp: thấp, tụt, hay không đo được.
- Môi và móng tay xanh xao.
- Đau ngực.
- Lú lẫn.
- Chóng mặt.
- Lo lắng.
- Da xanh xao.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Mạch đập nhanh, yếu.
- Thở nông.
- Bất tỉnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Rối loạn điện giải bắt nguồn từ đâu và điều trị như thế nào?
Các biện pháp phòng ngừa các biến chứng xuất huyết tiêu hóa cao
Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa mà sẽ có những hướng dẫn về việc phòng ngừa bệnh cụ thể. Tuy nhiên, Bộ Y Tế khuyến nghị chung là người dân nên:
- Ăn uống khoa học, ưu tiên chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu chất xơ (Tan và không tan).
- Hạn chế dùng các loại đồ uống nhiều cồn (Rượu bia,…) hay đồ ăn nhanh (Gà rán, thịt đông lạnh,…).
- Hạn chế ăn đồ nóng, chua, cay gây hại cho ruột hoặc các thực phẩm gây kích thích dạ dày khác.
- Duy trì các hoạt động vận động, thể thao tối thiểu 30 phút/ngày giúp nhu động ruột được hoạt động thuận lợi.
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi để tránh bị ngộ độc và nhiễm giun sán dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa có thể gây ra xuất huyết.
- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không nằm hoặc chạy nhảy ngay sau khi ăn để tránh các nguy cơ đau bị dạ dày, trào ngược dạ dày.
- Chăm sóc hệ tiêu hóa để nâng cao miễn dịch: Tẩy giun theo định kỳ, bổ sung men tiêu hóa, collagen và vitamin.
Các thắc mắc về xuất huyết tiêu hóa cao
1. Xuất huyết tiêu hóa cao có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nguy cơ mất máu (nếu xuất huyết nhiều) có thể gây tử vong nhanh chóng. Đôi khi, xuất huyết tiêu hóa có thể là dấu hiệu của một loại ung thư tiêu hóa nào đó. Do vậy, đây là một biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt.
2. Xuất huyết tiêu hóa có tự khỏi không?
Tuỳ vào từng mức độ bệnh mà bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao có thể tự khỏi, trong vòng từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, người bệnh cần phải can thiệp điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu để tránh các biến chứng hoặc tái phát sau này.
3. Xuất huyết tiêu hóa sau khi điều trị có tái phát lại không?
Có, xuất huyết tiêu hóa cao rất dễ tái phát lại. Do đó, bệnh nhân sau khi điều trị khỏi cần phải tiếp tục thực hiện các liệu trình điều trị. Để tránh bệnh tái phát, bệnh nhân cần tái khám và giữ gìn đường tiêu hóa cẩn thận.
Mọi người cần nhìn nhận về xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng nghiêm trọng. Bởi vì nó là nguyên nhân tiềm ẩn có nhiều nguy cơ nguy hiểm chẳng hạn như ung thư dạ dày. Ngày nay, các phương pháp nội soi tiêu hóa hiện đại cũng như cách điều trị hiệu quả nên mọi người có thể an tâm kiểm tra để điều trị càng sớm, càng tốt.
4. Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
Đối với việc chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh nên:
- Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng: Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, cân đối giữa làm việc và học tập, hạn chế căng thẳng tinh thần và thể chất.
- Vận động nhẹ nhàng: Bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng sau khi vết thương đã bắt đầu ổn định. Không vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều sau khi mổ.
- Chế độ ăn: Người mắc bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, canh hầm nhừ, uống sữa. Không ăn quá no, hoặc để bụng quá đói mà nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa cao vô cùng nguy hiểm, vì vậy, việc chẩn đoán để đưa ra các phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa kịp thời rất quan trọng để có thể điều trị và phòng tránh biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Xuất huyết tiêu hóa cao nếu xử lý chậm trễ và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh việc xử lý ngay khi phát hiện bệnh xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
>>> Đọc ngay: Nguyên nhân béo phì ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất