Bệnh rung nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị rung nhĩ bệnh học

Rung nhĩ là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng đột quỵ ở người bệnh với hơn 5% ca bệnh hằng năm. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh suy tìm kết hợp rung nhĩ là rất cao. Triệu chứng bệnh thường rất khó xác định và đôi khi không có biểu hiện cụ thể.

Tuy vậy, nhiều người hiện nay vẫn chưa biết đến bệnh rung nhĩ là gì? Do đó, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ giới thiệu tất cả thông tin về rung nhĩ bệnh học và nguyên nhân rung nhĩ. Mọi người hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Rung nhĩ

Nhịp nhĩ là gì?

Nhịp nhĩ là thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Kết qua đo nhịp nhĩ sẽ giúp các bác sĩ xác định được tình trạng hiện tại của tim và xác định được nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cơ chế rung nhĩ

Cơ chế rung nhĩ bắt nguồn từ nhiều xung động và các vòng hỗn độn vào lại tại cơ nhĩ. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp đặc biệt, ổ ngoại vị trong nhiều cấu trúc tĩnh mạch có vị trí gần kề mô cơ nhĩ (thông thường là nhĩ trái với tĩnh mạch phổi) là nguồn gốc khởi phát và kéo dài tình trạng rung nhĩ.

Bệnh rung nhĩ là gì?

Tình trạng rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp nhĩ, nhịp đập nhanh và không đều trong nhiều trường hợp. Người bệnh nguy cơ hình thành huyết khối trong tâm nhĩ rất cao. Huyết khối sẽ trôi theo dòng tuần hoàn máu và gây ra đột quỵ.

Nhiều người thắc mắc không biết rung nhĩ tiếng anh là gì? Theo như tài liệu Y học quốc tế, rung nhĩ có tên tiếng anh là Atrial Fibrillation. Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến ở nhiều ca bệnh. Số ca mắc lên đến hàng triệu ca trong những năm gần đây.

rung nhĩ tiếng anh là gì

Khi tình trạng rung nhĩ xảy ra, các tâm nhĩ không thực hiện co bóp và đa số xung khử cực nhĩ được dẫn truyền một cách không kiểm soát đến nút nhĩ thất. Điều này dẫn đến tần số nhịp tim thất không cố định và nhanh.

Nguyên nhân rung nhĩ bệnh học phổ biến

Theo như các chuyên gia tim mạch, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rung nhĩ là tuổi tác. Thống kê cho thấy, người cao tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, rung nhĩ có thể là hậu quả của những căn bệnh như là:

  • Đái tháo đường;
  • Nhiễm độc giáp;
  • Van 2 lá;
  • Huyết áp tăng;
  • Bệnh lý về phổi;
  • Suy tim sung huyết – CHF;
  • Sử dụng các chất kích thích: Caffein, rượu và thuốc lá,…

Những yếu tố dưới đây cũng có khả năng cao gây ra tình trạng rung nhĩ:

  • Béo phì;
  • Uống nhiều rượu;
  • Bệnh lý tim mạch: tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, van tim, suy tim và tiền nhồi máu cơ tim,…;
  • Thành viên trong gia đình có tiền sử mắc rung nhĩ;
  • Những loại bệnh mãn tính: ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi, rối loạn tuyến giáp, hội chứng chuyển hóa và bệnh thận mạn.

Triệu chứng thông thường bệnh rung nhĩ đáp ứng thất nhanh

Triệu chứng bệnh rung nhĩ có thể diễn ra ngay tại thời gian đầu của bệnh hay có khi không xuất hiện triệu chứng nào trong những trường hợp đặc biệt. Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, độ tuổi hay mức độ ảnh hưởng đến chức năng co bóp ở tim.

Trường hợp xuất hiện triệu chứng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu thông thường sau đây:

  • Tim đập nhanh, không đều và đánh trống ngực;
  • Xuất hiện cảm giác đau ở ngực và ngộp thở;
  • Khó thở;
  • Cơ thể yếu và mỏi mệt;
  • Chóng mặt;
  • Đột ngột bất tỉnh;
  • Tiểu tiện nhiều lần;

Triệu chứng thông thường bệnh rung nhĩ

Trường hợp người bệnh bị rung nhĩ cộng thêm biến chứng đột quỵ thì phát hiện thêm các triệu chứng:

  • Một bên mắt bỗng nhiên nhòe hoặc mờ đi;
  • Hiện tượng yếu đột ngột ở một phần cơ thể;
  • Cảm giác rất khó hiểu người khác nói gì và khó nói ra;
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân một cách dữ dội và đột ngột.

Nếu người bệnh xuất hiện một trong các triệu chứng trên thì cần được cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế gần nhất. Khả năng mất mạng rất cao khi người bệnh không được can thiệp ngay tại thời điểm vừa mới xuất hiện triệu chứng.

>>> Đọc thêm: Thuốc Carbimazole – Công dụng, liều lượng và cách sử dụng

Chẩn đoán bệnh học rung nhĩ – Phác đồ điều trị rung nhĩ Bộ Y tế

Phương chẩn đoán rung nhĩ dựa theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế sẽ bao gồm các liệu pháp phụ thuộc vào từng tình huống khác nhau của bệnh:

  • Chẩn đoán thông qua điện tâm đồ được xem là một xét nghiệm thường quy;
  • Event Recorder, theo dõi ECG trong thời gian vài tuần, tháng,…;
  • Siêu âm tim, phát hiện cấu trúc bệnh tim gây nên tình trạng rung nhĩ;
  • Xét nghiệm máu, tìm hiểu bệnh về tuyến giáp cũng như các nguyên nhân khác;
  • X-quang ngực, cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ giải thích các triệu chứng bệnh.

Liệu pháp điều trị rung nhĩ hội tim mạch Việt Nam

Theo như tài liệu cung cấp bởi hội tim mạch Việt Nam, liệu pháp điều trị rung nhiễm sẽ được áp dụng theo từng người bệnh và tình trạng bệnh khác nhau. Khi đã xác định và xử lý được nguồn gốc gây ra, việc điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát tần số thấp, dự phòng huyết khối tắc mạch và chuyển nhịp.

Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị bệnh rung nhĩ:

Thuốc rung nhĩ

Việc sử dụng thuốc để kiểm soát tần số rung và nhịp tim bằng thuốc cực kỳ quan trọng. Những loại thuốc này bản chất là thuốc chống rối loạn nhịp tim, công dụng làm chậm tần số tim và hỗ trợ tim đập bình thường như trước.

Liệu pháp điều trị rung nhĩ

Thuốc chống đông

Thuốc còn có tên là thuốc làm loãng máu có khả năng ức chế hình thành các cục máu đông trong tuần hoàn. Trong một vài trường hợp, các cục máu đông có thể là hậu quả của biến chứng gây ra bởi rung nhĩ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc chống đông có khả năng giảm thiểu nguy cơ nhồi máu não. Tuy vậy, thuốc rất dễ gây ra chảy máu hay bầm tím, cho nên hàm lượng thuốc phải được kiểm tra và điều chỉnh thường kỳ.

Sốc điện

Hiện tượng nhịp đập bất thường (khử rung) được các bác sĩ áp dụng phương pháp sốc điện. Ở liệu pháp này, bác sĩ tiến hành sốc điện đợt ngắn cho tim người bệnh nhằm phòng ngừa kịp thời tất cả toàn bộ hoạt động điện của tim giúp tim đạt trạng thái bình thường.

Thêm vào đó, người bệnh có thể cần được khử rung khẩn cấp khi có biểu hiện hạ huyết áp, đau ngực và nhiều dấu hiệu khác.

Thông tim hay phẫu thuật với thủ thuật Maze

Thủ thuật được áp dụng trong bệnh rung tâm nhĩ nhằm phá hủy phần tim là nguyên nhân gây ra bệnh.

Đốt rung nhĩ

Người bệnh không đáp ứng điều kiện điều trị nội khoa hay không thể điều trị với thuốc chống loạn nhịp, sẽ được chỉ định thực hiện triệt đốt nút nhĩ thất. Liệu pháp đốt rung nhĩ nhằm block dẫn truyền nhĩ thất một cách triệt để.

Sau đó, bác sĩ tiến hành cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn cho người bệnh. Bác sĩ có thể triệt đốt một đường dẫn truyền trong nút để thay đổi tính dẫn truyền của nút nhĩ thất thay vì triệt đốt toàn bộ nút nhĩ thất.

Đốt rung nhĩ

Giá đốt điện tim là bao nhiêu?

Hiện nay, giá đốt điện tim sẽ dao động trong khoảng 50 – 100tr (VNĐ) tùy theo cơ sở y tế. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế chuyển tuyến hay đúng tuyến, chi phí sẽ được hỗ trợ lên đến 40 – 60%. Điều kiện tiên quyết yêu cầu người bệnh phải tham gia BHYT ít nhất trong 180 ngày trở lên.

>>> Tham khảo ngay: Nguyên nhân béo phì ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh lý rối loạn nhịp tim có chữa được không?

May mắn là tình trạng rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát hoàn toàn và điều trị hiệu quả. Y học hiện đại đã phát triển nhiều liệu pháp chữa trị rối loạn nhịp tim cực kỳ hữu hiệu. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần phải đến thăm khám và thực hiện điều trị trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại các cơ sở y tế.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim đúng quy định

Để xác định được tình trạng hiện tại và tìm ra cách thức chữa trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán lâm sàng trước. Sau khi có kết quả, bác sĩ tiến hành cân nhắc vừa đưa ra phương án chữa trị phù hợp với tình hình hiện tại.

Kỹ thuật chẩn đoán

Người bệnh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc chứng rối loạn nhịp tim được chẩn đoán thông qua việc khai thác thông tin về tình trạng tìm gồm các yếu tố:

  • Kiểm tra lịch sử y tế và triệu chứng bệnh;
  • Tiến hành khám lâm sàng;
  • Theo dõi với điện tim Holter (điện tim 24 giờ) nhằm ghi lại hoạt động của tim trong suốt 1 ngày;
  • Điện tâm đồ, theo dõi hoạt động điện tại tim;
  • Siêu âm tim, cung cấp hình ảnh về kích thước, chuyển động và cấu trúc của tim;
  • Quan sát triệu chứng, ở thời điểm triệu chứng rối loạn nhịp tim xuất hiện tiến hành kiểm tra nhịp tim cho người bệnh;
  • Kiểm tra cố sức, lúc bệnh nhân cố sức làm việc gì đó rất dễ biểu hiện rối loạn nhịp tim. Những hoạt động áp dụng cho người bệnh: đạp xe tại chỗ hay chạy bộ.
  • Xét nghiệm phục vụ kiểm tra các tình trạng bệnh khác nhưng có triệu chứng giống nhau;
  • Cấy máy ghi điện tâm đồ dưới da để phát hiện nhịp tim khác thường;
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng, theo dõi huyết áp cũng như nhịp tim khi người bệnh bắt đầu đổi tư thế từ nằm ngang sang đứng lên;
  • Đo lường điện sinh lý tim;
  • Kiểm tra tình trạng rối loạn ở tuyến giáp.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim

Bác sĩ hay chuyên viên y tế sẽ căn cứ vào triệu chứng rối loạn nhịp tim và tiền sử bệnh lý của người bệnh để lựa chọn phương án chẩn đoán phù hợp. Liệu trình điều trị phù hợp được bác sĩ tìm ra sau khi xác định chính xác nguồn gốc gây rối loạn nhịp tim hay các bệnh lý khác của người bệnh.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như từng loại rối loạn nhịp tim khác nhau. Những phương pháp điều trị nhịp tim hiệu quả được sử dụng trong nền y học hiện đại được tổng hợp:

Nhịp tim chậm

Tình trạng này người bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu hiệu quả không cao, bác sĩ sử dụng một thiết bị mang tên máy tạo nhịp tim. Máy sẽ được cấy dưới cơ ngực của người bệnh. Chức năng của máy hỗ trợ tạo ra những xung điện, kích thích và khôi phục tần số tim ổn định nhằm tránh hiện tượng đột tử.

Nhịp tim nhanh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tại có rất nhiều liệu pháp được áp dụng trong việc điều trị nhịp tim nhanh gồm:

  • Thuốc điều trị, tác dụng ức chế loạn nhịp tim nhằm khôi phục và kiểm soát nhịp tim bình ổn;
  • Phương pháp phế vị, thao tác đặc biệt này tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim nhằm ngăn chặn chứng nhịp tim nhanh trên thất;
  • Đốt điện (tên tiếng anh là Catheter Ablation), sử dụng sóng điện để đốt các ổ nhịp tim bị bệnh hay đốt đường dẫn truyền điện học phụ ở tim,… Mục đích phòng ngừa nhịp nhanh, nhịp tim đập không đồng đều;
  • Sốc chuyển nhịp, khôi phục nhịp tim trở lại bình thường khi tác động lên các xung điện;

Phương pháp điều trị

 >>> Tham khảo thêm: NP Thyroid – Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Phẫu thuật

Liệu pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị. Liệu pháp phẫu thuật sẽ bao gồm hai phương pháp chính:

  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành, cải thiện hàm lượng máu lưu thông đến tim, chỉ định trong các trường hợp người bệnh mắc tình trạng động mạch vành làm cho triệu chứng rối loạn nhịp tim trở nặng;
  • Phẫu thuật Maze, bác sĩ tiến hành rạch các đường hướng đến tầng nhĩ người bệnh, nhằm tạo ra nhiều mô sẹo để phá hủy đường đi của xung điện gây nên rối loạn nhịp tim.

Tổng hợp nhóm thuốc điều trị

Phương pháp chữa trị bằng thuốc luôn được ưu tiên áp dụng cho người bệnh rối loạn nhịp tim. Khi nhận thấy cách này không đem lại hiệu quả, các bác sĩ mới xem xét các liệu pháp can thiệp lên tim vì tình trạng có thể tái phát hay gây ra biến chứng.

Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài với mục tiêu điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim trở về bình thường. Những cơ chế tác động của thuốc như sau:

  • Ức chế nhịp tim tự động bất thường;
  • Tăng thời gian phục hồi cơ tim và kéo dài thời gian trơ;
  • Tăng hay giảm tốc độ dẫn truyền xung điện bên trong tim.

Dựa vào 3 cơ chế tác động đã liệt kê ở trên, nhóm thuốc sử dụng trong tình trạng bao gồm:

Nhóm chống loạn nhịp

Thời gian trơ của tim sẽ được kéo dài và ngăn chặn nhịp tim tự động khác thường khi người bệnh sử dụng thuốc. Nhóm chống loạn nhịp bao gồm các thuốc dưới đây:

  • Sotalol;
  • Propafenone;
  • Dronedarone;
  • Amiodaron;

Nhóm chống loạn nhịp

Nhóm chẹn Beta

Công dụng của nhóm chẹn Beta giúp làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ tim giúp giảm gánh nặng cho hoạt động tim. Đồng thời, thuốc còn giảm dần truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất với các loại thuốc:

  • Metoprolol;
  • Atenolol;
  • Bisoprolol;

Nhóm chẹn kênh Canxi

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giãn mạch, đồng thời suy giảm dẫn truyền xung điện tim đi qua nút nhĩ thất. Nhóm bao gồm các thuốc thông dụng như Verapamil, Diltiazem,… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ trợ:

  • Digoxin, bản chất là Glycosid tim hỗ trợ tăng sức co bóp cho cơ tim và góp phần giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất;
  • Adenosine, đóng vai trò là chất chủ vận chuyển Purin giúp giãn mạch và thuyên giảm sự dẫn truyền đi qua nút nhĩ thất.

Nhóm chẹn kênh Canxi

Kết Luận

Với những thông tin đã được giới thiệu trong bài viết, có lẽ độc giả đã hiểu được bệnh rung nhĩ là gì rồi. Hơn nữa, nhiều thông tin bổ ích về nguyên, triệu chứng và phương pháp điều trị giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nguy hiểm này.

Nếu người bệnh xuất hiện một trong những triệu chứng bệnh, hãy đặt lịch khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời và đảm bảo tính mạng. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo thêm ngoại tâm thu nhĩ bác sĩ nội trú để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

 >>> Đọc ngay: Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *