Nguyên nhân béo phì ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là từ thói quen sinh hoạt, ăn uống và chế độ vận động ở trẻ. Thế nhưng, “to béo” không đồng nghĩa với khỏe mạnh, trẻ bị béo phì có thể tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy trẻ béo phì có nguy cơ gì? Và phương pháp điều trị béo phì như thế nào? Câu trả lời mà bạn tìm kiếm sẽ được Hormonetuyengiap.com cung cấp ngay trong bài viết dưới đây đấy!

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Khái niệm béo phì là gì?

Hiểu một cách đơn giản, béo phì ở trẻ là tình trạng tích tụ mỡ thừa và phân bổ một cách bất thường trên cơ thể người bệnh. Nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phát sinh từ bệnh lý béo phì.

Cách tính cân nặng trẻ em béo phì như thế nào?

Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều quy chuẩn giúp đánh giá cân nặng béo phì ở trẻ em. Phổ biến nhất chính là phương pháp đánh giá Z-core thuộc chỉ số khối lượng và chiều cao cơ thể (BMI) theo từng giới tính và độ tuổi.

Công thức tính sẽ là: BMI =

Kết quả chỉ được áp dụng chính xác với những trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Tuổi từ 2 – 5: béo phì khi BMI ≥ 3SD và thừa cân khi ≥ 2SD;
  • Độ tuổi 5 – 18: Z-core BMI ≥ 1SD là thừa cân và ≥ 2SD là béo phì.

Mức cân nặng của trẻ béo phì theo tiêu chuẩn quốc tế

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng được cung cấp bởi WHO (Tổ chức y tế thế giới), trẻ sơ sinh được xác định béo phì khi cân nặng vượt tiêu chuẩn ở độ 2,3 hay nằm giữa 2 khoảng này. Vì thế, bé có nguy cơ thừa cân khi trọng lượng chào đời đạt 3.9 – 4.8 kg (bé gái) và 4.2 – 5 kg (bé trai).

Trong thực tế, yếu tố cân nặng khi sinh ra ở trẻ chưa đủ để giúp khẳng định chính xác bé có bị béo phì trong năm đầu không. Cho nên, bác sĩ và gia đình nên theo dõi cân nặng của trẻ trong 2 – 3 tháng tiếp theo để đưa ra nhận định chính xác nhất. Qua đó, phụ huynh có thể dựa vào bảng tăng trưởng cân nặng để đánh giá mức độ béo phì của bé.

bảng tăng trưởng cân nặng

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Theo như các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng béo phì ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường có 2 nguyên nhân chính là thứ phát và nguyên phát. Thông tin cụ thể theo từng nguyên nhân:

Béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát là hậu của quả của nhiều bệnh lý di truyền, nội tiết hay do dùng thuốc,… gây ra cho trẻ. Những bệnh lý đó có thể là:

  • Suy giáp trạng, trẻ bị lùn, thiểu năng trí tuệ, da khô và béo toàn thân;
  • Cường năng tuyến u thượng thận (U nam hóa vỏ thượng thận), da đỏ có vết rạn, huyết áp cao, nhiều trứng cá và bụng béo;
  • Thiểu năng sinh dục, thường thấy ở những hội chứng như: Prader – Willi béo bụng, thiểu năng trí tuệ, lùn và thường gặp tình trạng tinh hoàn ẩn hay Lorence Moon Biel đái nhạt, có tất về mắt, thừa ngón tay cũng như béo đều toàn thân;
  • Bệnh lý liên quan đến não, phổ biến ở những ca bệnh tổn thương vùng dưới đồi và sau khi di chứng viêm não xảy ra. Tình trạng béo phì kèm theo triệu chứng thần kinh khu trú và thiểu năng trí tuệ;
  • Điều trị bằng thuốc, trẻ điều trị bệnh khớp, hen suyễn, hội chứng thận hư với Corticoid kéo dài hay ngẫu nhiên sử dụng thuốc Đông Y để điều trị dị ứng, chàm và hen có pha trộn Corticoid. Đặc điểm chính của hội chứng béo Cushing đa phần là béo bụng và không tìm ra gốc rễ bệnh, loại trừ khai thác bệnh sử có điều trị bằng Corticoid.

Béo phì thứ phát

>>> Tham khảo thêm: Khái niệm định lượng Anti Tg là gì? Tg tăng cao có nguy hiểm không?

Béo phì nguyên phát

Thường gặp nhất là tình trạng mất cân bằng năng lượng khi lượng dinh dưỡng thu nạp vào cơ thể cao hơn nhiều lần nhu cầu. Đồng thời, việc giảm lượng tiêu hao năng lượng trong thời gian dài khiến lượng mỡ tích tụ tăng lên. Các cơ quan dễ tích tụ mỡ nhất là mông, vai, đùi và bụng.

Tình trạng béo phì đơn thuần thường hay xuất hiện ở những trẻ háu ăn, lười vận động và chuyển hóa thân nhiệt giảm. Bệnh lý béo phì có tỷ lệ xảy ra cao hơn ở độ tuổi trước khi dậy thì. Tuy nhiên, về lâu dài, trẻ có chiều cao trung bình thấp và ngưng tăng trưởng sớm ở tuổi trưởng thành.

Tác hại của béo phì ở trẻ em phổ biến nhất

Đầu tiên, ngoại hình sẽ bị thay đổi rất nhiều về kích thước ở trẻ em béo phì. Tiếp đó, tình trạng béo phì còn để lại nhiều hậu quả trầm trọng khác ở trẻ như:

  • Tăng huyết áp, bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch,… có nguy cơ cao khi đến độ tuổi trưởng thành;
  • Hệ nội tiết – chuyển hóa bị ảnh hưởng nặng nề với tình trạng đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay cường Insulin (hạ đường huyết),…;
  • Hội chứng giảm không khí và ngưng thở khi ngủ;
  • Hệ tiêu hóa: xơ gan, gan nhiễm mỡ và sỏi mật,…;
  • Trẻ rất dễ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp và thường xuyên đau nhức;
  • Khả năng mắc phải tình trạng Gout khi còn nhỏ;
  • Tự ti về ngoại hình gây sang chấn tâm lý;
  • Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé giới tính nữ một phần bắt nguồn từ béo phì.

Tác hại của béo phì ở trẻ em

Những tình trạng bệnh về nội tiết và tim mạch là vấn đề khó giải quyết, nhất là ở những trẻ nhỏ tuổi. Sự phát triển về thể chất của bé sẽ bị tác động xấu bởi các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, béo phì sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời.

Phương pháp giúp trẻ em béo phì giảm cân thế nào?

Trong thực tế có rất nhiều cách giúp trẻ em béo phì giảm cân. Phụ thuộc vào tình trạng cân nặng hiện tại của trẻ và sở thích để điều chỉnh giúp trẻ thực hiện đều đặn. Tuy nhiên, 8 cách giúp trẻ giảm cân nhanh chóng và đem lợi ích cho gia đình theo khuyến nghị chuyên gia:

Động viên trẻ vận động và tập luyện thể dục, thể thao

Hoạt động thể thao, thể dục luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp giảm cân nhanh chóng. Bé có thể tham gia các bộ môn: chạy bộ, trượt patin, đá bóng, đá cầu, đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng rổ hay nhảy dây,…

Phần năng lượng dư thừa trong cơ thể sẽ bị đốt cháy với những hoạt động thể chất lý tưởng này. Phụ huynh và gia đình nên tham gia vận động cùng trẻ để tạo động lực và niềm vui. Điều này giúp trẻ lấy lại tự tin và gắn kết với những bạn bè đồng lứa tuổi.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Việc này hết sức quan trọng, phụ huynh nên tạo thói quen ăn khi cảm thấy đói bụng thật sự và dừng lại khi đã no. Trẻ không nên ăn cho vui miệng, ăn như một thói quen hay ăn nhiều hơn vì thức ăn hợp khẩu vị,…

Xu hướng ăn vì buồn chán, căng thẳng diễn ra rất nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, trẻ có thể ăn khi không có gì để giải trí. Do đó, nên cho trẻ ăn cùng với gia đình và nên diễn ra ở không gian phù hợp.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

>>> Đọc thêm: Bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp và những điều cần lưu ý

Mục tiêu cân nặng giảm hợp lý với tình trạng của trẻ

Quá trình giảm cân đòi hỏi phải kiên nhẫn trong thời gian dài với nhiều thử thách khó khăn. Chính vì thế, mục tiêu giảm cân tương ứng với khả năng của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Mục tiêu lý tưởng nhất ở trẻ béo phì là giảm tầm 0.5kg trong 1 tuần.

Nếu cột mốc này được chinh phục, trẻ sẽ có niềm tin vào việc giảm cân và có động lực nhiều hơn. Phụ huynh nên tiếp thêm động lực để trẻ cố gắng hơn với những món quà như giày mới, xe đạp mới,… sau khi hoàn thành mục tiêu giảm cân đã đề ra.

Ca ngợi và khen thưởng khi trẻ thay đổi thói quen

Đã có bao giờ bạn để ý việc tán thưởng thường có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mọi người? Trẻ em cũng không phải ngoại lệ, cho nên phụ huynh hãy khen thưởng một cách hợp lý để tạo động lực cho trẻ. Việc duy trì chế độ tập thể dục giảm cân và ăn kiêng sẽ được bé thực hiện đúng theo kế hoạch.

Trong trường hợp, bé bắt đầu uống nước lọc thay thế cho soda, nước ngọt hay ăn trái cây thay vì bánh ngọt, snack,… trong thời gian dài thì phụ huynh nên tặng cho bé những điều mà bé thích trong điều kiện kinh tế của mình.

Thay thế thực phẩm gây tăng cân

Phụ huynh nên khuyến khích con chia nhỏ bữa ăn chính của mình thay nhiều bữa nhỏ khi bé ở nhà hay không đi học ở trường. Việc này sẽ đảm bảo trẻ không cảm thấy đói trong khoảng thời gian dài và tránh hiện tượng ăn quá nhiều ở bữa tiếp theo.

Đồng thời, các bạn nên bổ sung thêm rau củ quả và trái cây vào thực đơn hàng ngày của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ không nên ép con ăn quá mức khi các thành viên khác tiêu thụ nhiều loại thịt, cá. Việc này sẽ gây ra tâm lý ức chế ở trẻ và làm “phá sản” kế hoạch giảm cân.

Thay thế thực phẩm gây tăng cân

Phụ huynh hãy thử đề nghị trẻ ăn cái cây thay thế cho việc uống nước ép. Vì thành phần chất xơ dồi dào trong trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé cảm thấy no lâu. Với những loại thực phẩm sữa, nên cho trẻ uống sữa không đường (hoặc ít đường), sữa tách béo và sữa chua,…

Đồng hành cùng trẻ

Nhiều trẻ rất dễ nản chí và tinh thần không còn hưng phấn như những ngày đầu giảm cân. Lúc này, phụ huynh như một người bạn luôn đồng hành và khích lệ nhằm giữ vững tinh thần giảm cân của trẻ.

Trường hợp bé không đạt được mục tiêu đề ra, thay vì chê trách thì nên động viên và nới với bé kết quả này rất tốt. Việc này giúp bé tưởng tượng ra một tương lai với kết quả giảm cân tốt và có động lực để duy trì mục tiêu giảm cân.

Hình thành thời gian biểu vận động tại nhà

Các bạn có thể cho con thực hiện một vài động tác thể dục đơn giản ngay tại nhà khi bé có thời gian rỗi. Phụ huynh nên tập luyện cho trẻ thường xuyên để hình thành thói quen vận động ở bé. Điều này giúp bé linh hoạt hơn và không còn ngồi một chỗ nhiều, quên đi đam mê ăn uống của mình.

Ngoài ra, phụ huynh nên hỏi ý kiến xem con thích bộ môn thể thao gì để định hướng cho con theo học. Việc theo học những bộ môn thể thao này giúp rèn luyện đức tính cho bé và bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết trong đời sống.

>>> Tham khảo ngay: WP Thyroid – Cách dùng, liều lượng, tác dụng phụ và tương tác thuốc

Biểu đồ theo dõi quá trình

Thêm vào đó, phụ huynh nên xây dựng một biểu đồ theo dõi quá trình giảm cân và dán ở phòng của con trẻ. Bố mẹ tiến hành điền số liệu về cân nặng đã giảm thường xuyên trong quá trình để bé theo dõi.

Từ đó, bé sẽ nhận thấy những nỗ lực của mình đem lại kết quả vô cùng khả quan. Tinh thần của bé sẽ tăng cao và theo đuổi đến cùng kế hoạch giảm cân đã đề ra.

Biểu đồ theo dõi quá trình

Những câu hỏi xoay quanh vấn đề béo phì ở trẻ em

Cách xử trí trẻ 7 tuổi bị béo phì theo lời khuyên bác sĩ

Thông thường, bác sĩ sẽ không khuyến nghị phụ huynh áp dụng chế độ kiêng ăn hay giảm cân quá nghiêm ngặt cho bé (trừ tình trạng trầm trọng). Các bác sĩ lý giải là vì quá trình phát triển toàn diện của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn kiêng khắt khe.

Thay vì ép buộc, phụ huynh nên trao đổi và trò chuyện cùng con để xây dựng thói quen vận động và ăn uống lành mạnh hơn. Tháp dinh dưỡng khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ nên áp dụng 2 phần trái cây, 3 phần rau kết hợp sữa, thịt và nhiều loại ngũ cốc.

Không chỉ dừng lại ở đó, gia đình nên đồng hành cùng con trong quá trình giảm cân. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn và có bạn đồng hành trong hành trình gian nan này. Tránh việc bé cảm thấy cô đơn và tủi thân vì tình trạng béo phì hiện tại.

Cách điều trị bệnh béo phì ở người lớn tốt nhất hiện nay?

Khác với cách điều trị béo phì ở trẻ, người lớn đã có sự phát triển hoàn chỉnh về thần kinh và các bộ phận. Vì vậy, liệu pháp điều trị béo phì ở người lớn sẽ được can thiệp bởi nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng và rèn luyện, phương pháp này yêu cầu tính kiên nhẫn và một tinh thần kiên định để theo đuổi. Trường hợp người bệnh không thể vận động, sẽ nhận được sự trợ giúp từ những người liên quan;
  • Điều trị với thuốc theo toa, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn một vài loại thuốc giảm cân như thuốc ức chế Lipase (giảm thiểu khả năng hấp thu chất béo của cơ thể) và ức chế sự thèm ăn;
  • Phẫu thuật, nếu những phương pháp giảm cân lành mạnh không đạt được hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Ngoài công dụng giảm cân, liệu pháp phẫu thuật còn giúp sức khỏe người bệnh tốt lên đáng kể.

Cách điều trị bệnh béo phì ở người lớn

Tôi bị béo phì có đi nghĩa vụ quân sự không?

Phổ theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm với Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT – BYT – BQP ban hành, số cân nặng trong khoảng 100kg cần xem xét thêm chỉ số BMI của cơ thể. Trường hợp chỉ số BMI thấp hơn 30 thì bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ngược lại, nêu cao hơn 30 thì bạn được miễn nghĩa vụ quân sự vì không đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe và tiêu chuẩn thể lực của quân đội.

Tại sao trẻ em ngày nay hay mắc bệnh béo phì sinh học 10?

Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, nhiều tiện ích được nâng cấp tối đa khiến cho con người càng trở nên lười biếng. Đặc biệt là trẻ em với nhiều phương tiện giải trí trên nền tảng trực tuyến khiến trẻ ù lì và ít vận động hơn.

Thêm vào đó, thói quen xấu như cho con xem điện thoại, tivi hay chơi game trong quá trình ăn uống đã góp phần khiến trẻ em bị béo phì. Điều kiện kinh tế được cải thiện cũng gia tăng cơ hội trẻ em tiếp cận với thực phẩm nhiều hơn. Từ đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng cao trên toàn thế giới.

Tại sao trẻ em ngày nay hay mắc bệnh béo phì

Tổng hợp hình ảnh béo phì ở trẻ em

Hình ảnh trẻ thừa cân béo phì được chúng tôi tổng hợp để các bạn tham khảo thêm:

hình ảnh béo phì ở trẻ em

hình ảnh béo phì ở trẻ em 1

hình ảnh béo phì ở trẻ em 3

hình ảnh béo phì ở trẻ em 4

Kết Luận

Đến đây, có lẽ mọi người đã biết được nguyên nhân béo phì ở trẻ em rồi. Phụ huynh hãy luôn lưu ý kiểm soát cân nặng của con mình. Không nên quá nuông chiều mà để bé ăn uống một cách tùy tiện để dẫn đến béo phì.

Mỗi bậc phụ huynh và thành viên trong gia đình nên là tấm gương để bé noi theo trong quá trình giảm cân. Đồng thời, là một người bạn đồng hành để tạo động lực cho bé trong quá trình gian khổ này.

>>> Đọc ngay: Armour Thyroid – Chiết xuất hormone tuyến giáp tự nhiên hiệu quả cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *